Vận hành máy CNC là một công việc phổ biến ở các ngành gia công cơ khí chính xác. Khi vận hành máy, người công nhân không những phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn nền tảng về vận hành máy CNC mà còn phải có ý thức về an toàn lao động. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và năng suất gia công.
1. Vận hành máy CNC là gì?
Vận hành máy CNC là một ngành nghề mà người công nhân sẽ trực tiếp vận hành các loại máy CNC. Nói cách khác, người vận hành máy CNC là người vận hành thiết bị gia công CNC.
2. Vai trò của công việc vận hành máy CNC
Vai trò thiết yếu của người vận hành máy CNC hay còn gọi là nhân viên vận hành máy CNC đó là thiết lập và vận hành các máy và thiết bị CNC. Hàng ngày, người vận hành có thể bốc dỡ nguyên liệu thô, chuẩn bị chạy thử để đảm bảo máy móc hoạt động tốt và kiểm tra, đo lường thành phẩm để đảm bảo chúng đạt yêu cầu.
Tùy thuộc vào loại bộ phận mà họ chuyên môn hóa, trách nhiệm hàng ngày của người điều hành có thể khác nhau. Tuy nhiên, mô tả công việc của nhà điều hành sau đây có thể được áp dụng cho nhiều ngành khác nhau.
3. Những công việc cần làm của một người vận hành máy CNC
Tuy không phải trực tiếp thực hiện các thao tác hỗ trợ máy CNC gia công. Tuy nhiên người vận hành máy CNC cần phải làm những công việc sau đây:
- Bốc xếp nguyên vật liệu và cài đặt thiết bị.
- Thiết lập và hiệu chỉnh các phụ kiện và thiết bị.
- Lưu giữ hồ sơ chi tiết về thiết bị và quy trình.
- Thực hiện bảo trì và vệ sinh thiết bị cần thiết.
- Giám sát máy móc gia công CNC khi chúng chạy và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
- Kiểm tra thành phẩm để đảm bảo chúng đáp ứng các thông số kỹ thuật cần thiết.
- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn của công ty.
- Dịch các bản vẽ kỹ thuật và các yêu cầu thành kích thước để sản xuất.
- Đảm bảo máy CNC hoạt động theo đúng hướng dẫn của công ty.
- Kiểm tra máy móc hàng ngày để đảm bảo chức năng.
- Truyền đạt các vấn đề hậu cần phát sinh trong quá trình gia công, sản xuất.
- Tiến hành đánh giá máy CNC thường xuyên.
4. Các kỹ năng cần có của một người vận hành máy CNC
Để tạo ra một sản phẩm như mong muốn, máy CNC vận hành an toàn, thuận lợi, người đứng máy CNC cần có các kỹ năng cơ bản như:
- Có kiến thức chuyên môn về tính toán, thiết lập các gốc tọa độ gia công, bù trừ chiều dài dao, khai báo dụng cụ cắt,…
- Hiểu rõ các nút chức năng trên bảng điều khiển của máy CNC. Biết các mã hóa thực hiện chức năng chính và phụ (M code và G code). Biết viết cấu trúc lệnh để thiết lập chương trình máy CNC.
- Biết sử dụng và thành thạo các phần mềm mô phỏng SSCNC trên máy tính.
- Có khả năng dịch các tài liệu cơ khí và bản vẽ kỹ thuật cơ khí.
5. Những lưu ý khi vận hành máy CNC mang lại hiệu quả gia công cao
- Mặc quần áo gọn gàng, đúng quy định khi vận hành máy CNC để tránh những bất tiện khi làm việc.
- Sử dụng các thiết bị bảo hệ an toàn khi làm việc với các loại máy CNC như kính bảo mắt, nón bảo hộ,…
- Tóc tai cần gọn gàng khi làm việc trong môi trường công xưởng.
- Đi giày bảo hộ để bảo vệ chân phòng trường hợp tránh bị các vật nhọn như phôi hoặc các mảnh vụn va vào chân hoặc các vật kim loại nặng rơi xuống.
- Để các thao tác được chính xác hơn, người đứng máy CNC không nên sử dụng găng tay khi hiệu chỉnh hay vận hành máy CNC.
- Trước khi vận hành thiết bị gia công cần kiểm tra tổng quát máy, đặc biệt các bộ phận che chắn cần phải được đảm bảo đã được gắn chắc chắn vào máy.
- Trong khi vận hành nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh nào không an toàn xung quanh nơi làm việc. Hãy báo cáo ngay lập tức và tìm phương án khắc phục kịp thời.
- Khi đứng máy CNC cần phải có ý thức về sự an toàn để đảm bảo sức khỏe của bản thân và tập thể.
6. Một số kinh nghiệm khi vận hành máy CNC an toàn
Để đảm bảo an toàn trong sản xuất cơ khí, người đứng máy cần thực hiện đúng các điều sau:
- Để vận hành máy CNC an toàn, người vận hành cần kiểm tra các loại dụng cụ cắt và thiết bị cẩn thận trước khi vận hành máy.
- Khi thiết bị bị bẩn, vật liệu bị dung dịch cắt làm bẩn thì người đứng máy không nên nhấc hoặc cầm phôi bằng tay. Thay vào đó, hãy sử dụng bàn chải hoặc dùng máy hút bụi để làm sạch trước.
- Lưu ý chỉ vệ sinh và chỉnh sửa dụng cụ cắt hoặc thiết bị khi máy đã dừng hoàn toàn. Hãy chú ý đến bàn máy vì đây là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của máy. Đảm bảo rằng bộ phận này được vệ sinh sạch sẽ, không có vết nứt và hoạt động bình thường.
- Không gian xung quanh các loại máy gia công CNC cần được rộng rãi không có quá nhiều dụng cụ thừa và luôn được giữ gìn sạch sẽ. Nên vệ sinh phôi và dầu hoặc nước làm mát bị chảy thường xuyên để tránh trơn trượt.
- Sử dụng găng tay khi cầm dao hoặc vật dụng sắt nhọn như dụng cụ cắt, phôi kim loại. Đảm bảo phôi được cố định chặt chẽ trước khi tiến hành gia công.
- Không thực hiện gia công cắt với tốc độ quá cao để tránh dao cắt bị gãy.
- Không thực hiện đo hay kiểm tra máy khi đang gia công.
7. 10 bước cơ bản trong quy trình vận hành máy CNC mà nhân viên vận máy CNC cần nắm
Quy trình đứng máy CNC nói chung cũng tương tự như quy trình vận hành máy phay CNC hay máy tiện CNC nói riêng.
- Bước 1: Chuẩn bị máy.
- Bước 2: Khởi động/ bật máy.
- Bước 3: Chuẩn bị dao cụ phù hợp.
- Bước 4: Offset chiều dài dao.
- Bước 5: Thiết lập Offset đồ gá mặt XY.
- Bước 6: Set Fixture Offset Z.
- Bước 7: Tải chương trình CNC từ máy tính vào máy CNC.
- Bước 8: Chạy chương trình.
- Bước 9: Hiệu chỉnh Offset (nếu cần).
- Bước 10: Tắt và vệ sinh máy CNC.
Vận hành máy CNC là một công việc đòi hỏi người đảm nhiệm công việc này phải hội tụ đủ các kỹ năng cơ bản hoặc nâng cao. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và năng suất gia công.
Đồng thời cũng cần sử dụng máy một cách thành thạo, nhanh chóng và có thể xử lý kịp thời, nhạy bén các trường hợp phát sinh khi thực hiện các công việc vận hành máy CNC.