VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ

An toàn lao động trong sản xuất cơ khí là một trong những việc quan trọng  mà các nhà doanh nghiệp và người lao động cần phải ưu tiên hàng đầu. Việc này không những giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được an toàn tính mạng cho người lao động. Mà còn giúp tăng năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí.

1. Vì sao cần phải đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí?

Đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí là một việc cực kỳ quan trọng. Điều này không những giúp cho người lao động có được môi trường làm việc an toàn, thoải mái. Mà còn làm giảm thiểu tối đa các rủi ro không mong muốn về sức khỏe, cũng như tính mạng con người trong sản xuất, gia công. 

Không những vậy, việc chấp hành đúng các kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí cũng giúp cho quy trình sản xuất được ổn định và đạt hiệu quả lao động cao hơn. 

Bên cạnh đó, các trường hợp như sai quy trình hoạt động dẫn đến sản phẩm không đạt yêu cầu cũng từ đó mà giảm đáng kể. Như vậy, việc đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

2. Những vấn đề cần quan tâm để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí

Trong cơ khí nói chung và gia công cơ khí CNC nói riêng, doanh nghiệp và người lao động cần nắm rõ những vấn đề sau. Để đảm bảo kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí.

2.1. Trước khi sản xuất

  • Xác minh bộ phận thiết bị an toàn và thích hợp để sử dụng.
  • Xác định các cạnh hoặc vị trí cắt trên chi tiết gia công. Đặt mặt số tay máy hoặc kỹ thuật số đọc đến không.
  • Xác định cài đặt tốc độ thích hợp cho vật liệu và dụng cụ dự định.
  • Kiểm tra bộ phận làm mát hoặc bôi trơn đủ cho cả quá trình cắt.
  • Chuẩn bị dụng cụ bảo hộ cần thiết cho quá trình gia công.

2.2. Trong khi sản xuất cơ khí

  • Kiểm tra nhà máy và đảm bảo tất cả các bộ phận bảo vệ cố định được đặt đúng vị trí. Đảm bảo khu vực xung quanh thiết bị không có vật cản để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.
  • Xác định vị trí cho tất cả các điều khiển và điểm dừng khẩn cấp.
  • Đảm bảo đã ngắt nguồn và tháo dao cắt trước khi kẹp chi tiết gia công.
  • Kẹp chặt chi tiết gia công để nó không thể dịch chuyển khi đang gia công.
  • Đảm bảo đồ kẹp và đồ gá không cản trở chuyển động của dụng cụ cắt.
  • Đảm bảo trục chính đã tắt và lắp dụng cụ cắt. 
  • Cài đặt, điều chỉnh và hệ thống an toàn vẫn hoạt động tốt khi cần.
  • Đảm bảo đã tháo chìa vặn/ chìa khóa trục chính.
  • Chọn phạm vi tốc độ và vòng quay động cơ thích hợp cho vật liệu.
  • Chỉ bật trục quay sau khi các đồ đạc đã được kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Khi được cấp điện lần đầu, hãy đảm bảo dụng cụ cắt đang quay theo hướng thích hợp. 
  • Tắt máy phay ngay lập tức nếu dụng cụ cắt hoặc chi tiết gia công rung lắc hoặc có dấu hiệu bất thường hay có tiếng ồn.
  • Tắt máy phay trước khi thực hiện bất kỳ phép đo nào.
  • Di chuyển chi tiết gia công ra khỏi dụng cụ cắt trước khi đo hoặc kiểm tra.

2.3. Sau khi hoàn thành gia công sản xuất

  • Tắt máy và đảm bảo rằng trục quay đã dừng hoàn toàn.
  • Tháo các kẹp ra khỏi bộ phận gia công – cẩn thận với các phôi nóng, sắc nhọn, dụng cụ và chi tiết gia công.
  • Lấy dụng cụ cắt ra, làm sạch khi cần thiết và trở về vị trí cất giữ thích hợp.
  • Làm sạch phôi và bất kỳ chất lỏng bôi trơn nào khỏi máy.
  • Làm sạch và quét sàn xung quanh máy.

3. Những nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí

Để đảm bảo kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí, bạn cần tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:

  • Người vận hành cần đeo các loại kính an toàn chuyên dụng trong khi gia công để bảo vệ mắt.
  • Cần mặc đúng đồng phục yêu cầu khi thực hiện công việc. Tránh mặc đồng phục quá rộng gây cản trở trong khi sản xuất.
  • Người vận hành không được mang các loại trang sức không cần thiết trong khi gia công như: trang sức đá quý, vòng tay, đồng hồ,…
  • Không mang găng tay trong khi vận hành thiết bị, máy gia công.
  • Có tác phong gọn gàng khi tham gia sản xuất cơ khí như buộc tóc gọn gàng, đội mũ bảo hiểm, bọc lưới bảo hộ,…
  • Cần mang giày bảo hộ để đảm bảo an toàn. Tránh mang các loại giày vải, guốc cao hoặc dép trong phân xưởng.
  • Không được tự ngắt nguồn hoặc bật nguồn điện của xưởng. Vì việc này có thể dẫn đến chập nguồn hoặc cháy nguồn điện.
  • Người vận hành cần được đào tạo và có kiến thức nền tảng về máy móc. Cũng như các kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí.

4. Những kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí cần nắm

  • Chọn vị trí thiết bị gia công thông thoáng và thuận tiện cho việc gia công sản xuất.
  • Bố trí không gian xưởng sản xuất hợp lý, thuận tiện cho người vận hành.
  • Các thiết bị lắp đặt trong xưởng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và hoạt động ổn định.
  • Trong khi sản xuất, ngoài những người phụ trách điều khiển thiết bị sản xuất không ai được phép khởi động, điều chỉnh máy.
  • Kiểm tra cẩn thận các thiết bị trước khi vận hành.
  • Tắt thiết bị khi muốn điều chỉnh kỹ thuật và khi không còn sử dụng.
  • Nếu bị mất điện đột ngột cần tắt nguồn thiết bị ngay lập tức.
  • Cần kiểm tra và bảo dưỡng máy thường xuyên.
  • Đảm bảo các bộ phận chuyển động đều có đủ bộ phận che chắn khi hoạt động.
  • Sử dụng thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn.
  • Những thiết bị gắn dùng để che chắn hoặc cố định máy cần phải chắc chắn và không cản trở tầm nhìn của người vận hành.
  • Cần gắn hệ thống báo chỗ nguy hiểm và vùng nguy hiểm cần thiết xung quanh khu vực gia công sản xuất.
  • Thực hiện và trang bị đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

Trên đây là những nguyên tắc và kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí. Doanh nghiệp và người lao động cần phải nắm rõ và chấp hành nghiêm. Để giảm thiểu những sai sót cũng như các tai nạn, sự cố trong quá trình gia công. Từ đó tiết kiệm không ít chi phí và thời gian cho doanh nghiệp cũng như tính mạng con người do đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí. 

Zalo
Hotline