Tìm hiểu về công nghệ CNC
Trong thời đại công nghiệp 4.0 không như hiện nay, nếu không chuyển đổi phương thức sản xuất thì chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại phía sau. Nhất là đối với ngành cơ khí chế tạo. Bởi đây là nơi sẽ cung cấp các chi tiết để lắp ghép hệ thống máy móc hoàn chỉnh phục vụ cho các ngành nghề, đời sống của con người.
Nói như vậy là bạn cũng phần nào hình dung được về công nghệ CNC rồi phải không nào. CNC (Computer Numerical Control) – điều khiển hoạt động của máy móc thông qua lệnh trên máy tính. Tức là, chúng ta chỉ cài đặt chế độ trên màn hình máy tính. Sau đó, lựa chọn chế độ thích hợp. Lập tức, máy tính sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống máy móc, từ đó tạo ra những sản phẩm có độ chính xác cao, mà lại không tốn quá nhiều thời gian và nhân công như trước đây.
So sánh máy móc công nghệ CNC với các loại máy móc truyền thống
Máy móc công cụ thông thường
*Nhập dữ liệu: chỉnh máy bằng tay dựa vào nhiệm vụ sản xuất và các bản vẽ; gá phôi, dụng cụ cắt và điều chỉnh chúng.
*Điều khiển thủ công: cài đặt bằng tay các thông số công nghệ (số vòng quay, lượng chạy dao) và điều khiển việc gia công với các tay quay.
*Kiểm tra: đo và kiểm tra thù công độ đảm bảo kích thước cùa chi tiết gia công và phải lặp lại quá trình gia công nếu cần thiết.
Qua đó, có thể thấy, với công nghệ máy móc truyền thống, mọi công việc đều phải thực hiện bằng tay, người công nhân cơ khí phải tự điều chỉnh các thông số kỹ thuật. Như vậy, nếu không phải là một người giàu kinh nghiệm thì rất có thể sẽ gây ra sai sót trong quá trình làm việc. Dẫn đến tốn kém nguyên vật liệu. Bởi sản phẩm một khi bị lỗi sẽ rất khó sửa và phải bỏ đi hoàn toàn vô cùng lãng phí.
Máy móc công nghệ CNC
Nhập dữ liệu: Chương trình NC có thể được đưa vào hệ điều khiển CNC qua bàn phím, đĩa hoặc các cổng giao tiếp (series, bus). Nhiều chương trình NC được lưu trữ trong bộ lưu trữ bên trong. Hơn nữa, ở hệ điều khiển hiện đại người ta còn sử dụng thêm các bộ nhớ rời.
Máy tính vả phần mềm tích hợp trong hệ điều khiển CNC đảm nhiệm toàn bộ các chức năng điều khiển và điều chỉnh của máy. Đồng thời, bộ lưu trữ bên trong được sử dụng cho chương trình, chương trình con, thông số máy, kích thước dụng cụ cắt, giá trị hiệu chỉnh cũng như chu trình gia công cố định và tự do. Thường người ta hay tích hợp phần mềm phỏng đoán lỗi vào hệ điều khiển CNC.
Nhờ bộ cảm biến đo được tích hợp người ta có thể kiểm tra được kích thước trong khi gia công. Đồng thời, có thể làm việc trên hệ điều khiển để có được một quá trình gia cõng chủ động và tích cực, ví dụ, thử một chương trinh NC mới và tối ưu hoá chương trình.
Với những thông tin trên, bạn hoàn toàn có thể thấy được rằng, công nghệ CNC sẽ giúp cho các công nhân cơ khí làm ra những sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian làm việc hơn so với trước đây. Hơn nữa, với chế độ cài đặt sẵn, bạn sẽ không cần phải lo lắng đến vấn đề sai sót kỹ thuật. Mang đến cho khách hàng sự hài lòng và uy tín nhất định.